robot bốc hàng hóa Chi Phí Hợp Lý — Xe mới, chất lượng tốt, hoạt động bền bỉ, công suất lớn. Vận chuyển tận nơi, an toàn. Robot nâng hàng Pallet đầy đủ trọng lượng. Bảng báo giá mới cập nhập, ưu đãi giá tốt. Uy Tín Hàng Đầu. Đảm Bảo Kỹ . Robot bốc xếp hàng là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho khâu đóng gói sản phẩm và hoạt động xuất nhập kho. Đây là thiết bị thay thế nhân công lao động con người bằng thiết bị máy móc hiện đại làm việc liên tục năng suất cao hơn độ chính xacs chuẩn xac đáng tin cậy hơn
Giới thiệu công nghệ sấy nung cơ bản trong sản xuất gạch nung bằng công nghệ Lò Tuynel
Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017
Giới thiệucông nghệ sấy nungcơ bản trong sản xuất gạch nung bằng công nghệLò Tuynel
Công nghệ sấy nung cơ bản.
PHẦN SẤY NUNG
CHƯƠNG I
Giới thiệu chung của lò tuynel.
I – Khái niệm lò Tuynel
Lò Tuynel ra đời cùng với lò vòng, nó ra đời để đáp ứng với sự mong muốn cải thiện tận gốc điều kiện làm việc của con người. Như người thợ xếp dỡ sản phẩm và bán thành phẩm. Mặt khác xe goòng chuyển động mang theo sản phẩm được ở phía trên. Nên người ta dễ cơ giới hoá, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm.
1 - Ưu điểm của lò Tuynel so với lò vòng
Xuất phát từ sự khác biệt trong nguyên lí chuyển động của sản phẩm và ngọn lửa nung (ở lò vòng sản phẩm đứng yên, ngọn lửa đi, ở lò Tuynel ngọn lửa đúng, sản phẩm đi) từ đó mà lò tuynel có nhiều ưu điểm hơn lò vòng.
Lò Tuynel:
+ Người công nhân xếp và dỡ sản phẩm bên ngoài lò nên ít bị ảnh hưởng của nóng bụi.
+ Sản phẩm xếp trên xe goòng di động nên dễ tự động hoá.
+ Kênh lò ngắn hơn (nếu so sánh công suất tương đương với lò vòng)
+ Năng suất trên 1m3 kênh lò cao hơn
Lò vòng:
+ Công nhân dỡ sản phẩm ở bên trong kênh lò nên khó tự động hoá
+ Kênh lò dài hơn nhiều (Tốn tiền đầu tư hơn)
+ Năng suất trên 1m3 kênh lò thấp hơn.
2 – Nguyên lý cấu tạo
a – Lò nung Tuynel được chia làm 3 phần cơ bản gọi là 3 zôn
- Zôn sấy và đốt nóng
Dài khoảng 40-42% chiều dài lò tại đây được trang bị một số quạt, thông thường là 4 chiếc, 1 quạt hút khí 3 quạt đối lưu. Tại đây bán thành phẩm được sấy bổ trợ và nâng dần tới nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu khoảng 6000C (nhờ nhiệt dư của zôn nung bị lôi cuốn do áp lực quạt hút chính) chuyển động về phía đầu vào lò nung.
- Zôn nung
+ Dài khoảng 20-22% chiều dài lò. Tại zôn nung gạch hoặc sản phẩm đất sét nung sẽ được nung chín, tuỳ theo loại nguyên liệu mà nhiệt độ nung khác nhau. Thông thường nhiệt độ của gạch xây dân dụng có nhiệt độ nung từ 950-10500C trong điều kiện nung bình thường (có thể nâng 12000C).
+ Nhiên liệu đốt lò có thể dùng nhiên liệu than cám, ở zôn này được trang bị hệ thống cấp nhiên liệu.
- Zôn làm nguội
Dài 38-40% chiều dài lò. Tại đây gạch được làm nguội dần từ nhiệt độ nung xuống còn lại 70-800C, ở zôn này được trang bị hệ thống thu hồi nhiệt và quạt làm mát sản phẩm trên mặt zôn. Ngoài ra còn có hệ thống đo nhiệt và áp suất (ở cuối zôn nung và đầu zôn làm nguội).
+ Lò còn có các thiết bị phụ trợ như: kích thuỷ lực, van cát, máng chứa cát, phễu bổ xung cát, kênh kiểm tra hầm lò, xe phà di chuyển goòng đầu vào và ra, xe goòng, đường ray, lỗ thăm lửa, hệ thống can đo nhiệt độ. Trên các zôn và đồng hồ biểu hiện nhiệt độ của từng zôn để cho người thợ vận hành được thuận tiện và dễ dàng trong việc xử lí nhiệt từng vùng khi có sự cố...
b – Lò sấy Tuynel
Tận dụng nhiệt của lò Tuynel để đáp ứng dây chuyền công nghệ, tận dụng triệt để có hiệu quả nhiệt thừa của lò Tuynel, để lấy sản phẩm. Dòng khí chuyển động ngược chiều với bán thành phẩm cần sấy.
+ Kênh dẫn khí thải thu hồi trích từ ống khói khí thải lò nung.
+ Kênh dẫn nhiệt thu hồi vùng làm nguội.
+ Buồng hoà nhiệt không khí khô và bầu đốt phụ.
+ Buồng hoà nhiệt không khí khô ẩm.
+ Van điều tiết không khí nóng khô, van xả không khí nóng ẩm, van quạt hút, van nách quạt hút khí thải của lò sấy.
+ Các thiết bị kèm theo, quạt hút khí thải, kích thuỷ lực, máng cát, van cát đường ray, và các thiết bị đo nhiệt độ (can đo nhiệt độ ở các vùng và tại các điểm đó người ta lắp thiết bị đo độ ẩm khi tính theo %)
+ Tại đây gạch hoặc bán thành phẩm sẽ được sấy từ nhiệt độ môi trường với w = 10-14%, độ ẩm đầu ra < 6%
- Bán thành phẩm di chuyển dần theo chu kỳ vào lò nhờ goòng nung di chuyển trên đường ray từ đầu lò đến cuối lò, ra lò là thành phẩm.
- Không khí và khí thải đi từ cuối lò lên đầu lò, do quạt hút chính tạo ra. Để khắc phục xu hướng bốc lên của nhiệt người ta dùng hệ thống van lách và phân bổ độ thoáng khối xếp thích hợp để kéo nhiệt xuống mặt goòng. Để giúp quá trình sấy và đốt nóng đồng đều, người ta dùng hệ thống quạt đối lưu để đảo trộn không khí và điều hoà chế độ nhiệt độ ở zôn sấy và đốt nóng, tại các quạt đối lưu có van điều tiết không khí, tác dụng của quạt hút khí thải từ mặt goòng xả lên mặt khối xếp đảo trộn dòng khí đều nhau trên diện tích.
4 – Qúa trình sấy được đặc trưng bởi 3 giai đoạn
a – Giai đoạn 1
Được đặc trưng bởi sự đốt nóng nhanh vật liệu sấy từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ chất tải nhiệt đã bão hoà ở một hàm ẩm cho trước.
Khi đốt nóng vật liệu, thì sự bốc hơi bắt đầu, nhưng hàm lượng ẩm của nó thay đổi không đáng kể. Tốc độ sấy ban đầu không phụ thuộc vào lượng nước có trong vật liệu sấy mà phụ thuộc vào nhiệt độ độ ẩm và tốc độ chuyển động của chất tải nhiệt (tác nhân sấy). Kết thúc giai đoạn có sự thiết lập cân bằng giữa lượng nhiệt dùng để đốt nóng vật liệu và lượng nhiệt dùng để làm cho hơi nước bốc hơi.
Lưu ý: Giai đoạn bắt đầu gây ra phế liệu do nứt nổ sứt sản phẩm. Sở dĩ như vậy là do chênh lệch hàm ẩm quá lớn giữa tác nhân sấy trên bề mặt bán thành phẩm với độ ẩm trong lòng bán thành phẩm mỏng có độ nhạy cao, người ta phải được thêm ẩm vào tác nhân hoặc pha phụ ra gầy đối với nguyên liệu có thành phần sét cao.
b – Giai đoạn 2 tốc độ sấy không đổi (vận tốc sấy không đổi)
Tốc độ sấy không đổi được đặc trưng bởi đường nằm ngang, tại đây nhiệt độ sấy không đổi bằng vận tốc bay hơi trên bề mặt sản phẩm, hàm ẩm biến thiên theo đường thẳng (tuyến tính). Nhiệt độ trên bề mặt bán thành phẩm không thay đổi. Vì lượng nhiệt phần lớn dùng để làm bốc hơi nước. Trong khi đó bên trong bán thành phẩm còn rất ẩm ướt thấm nhanh ra bề mặt sản phẩm theo mao quản. Giai đoạn này chỉ chấm dứt khi lượng nước bay hơi ra khỏi vật liệu < lượng nước thoát ra từ bên trong ra bên ngoài bề mặt sản phẩm. Cường độ sấy không phụ thuộc vào tốc độ bay hơi nước trên bề mặt sản phẩm, mà phụ thuộc vào tốc độ hơi nước của nó đi trong lớp trong ra ngoài, lúc này sản phẩm bị giảm phần lớn lượng nước cơ lý.
c – Giai đoạn 3: (Tốc độ sấy giảm dần và tăng dần nhiệt độ của bán thành phẩm)
Đến giai đoạn này lượng ẩm chỉ còn thoát ra bề mặt bán thành phẩm bằng các mao quản nhỏ bé ở sâu trong các mao quản lớn. Lúc này lượng ẩm còn rất ít, vì vậy bề mặt bốc hơi giảm, do đó tốc độ sấy giảm.
Chú ý: Sau khi sấy khô xong bán thành phẩm nên chưa đưa ngay vào lò nung tránh việc hấp thụ ẩm trở lại, dễ gây nứt hoặc giảm sức bền của bán thành phẩm do các hạt sét trương nở thể tích khi hấp thụ.
Co ngót không khí.
- Quá trình sấy dù tự nhiên hay cưỡng bức phải luôn luôn chú ý đến sự co ngót của bán thành phẩm. Nguyên nhân của sự co ngót là do ẩm thoát ra có thể từ 8-12% (tuỳ loại nguyên liệu). Quá trình thoát ẩm co ngót của nó gây ra ứng suất co ngót trong bán thành phẩm làm cho nó bị cong vênh thậm chí bị nứt. Nguyên nhân chính gây biến dạng xấu sản phẩm đó là co ngót không đồng đều do bề mặt khuếch tán không đều mật độ kết cấu không đều, chiều dày khác nhau, cấu trúc bất đẳng hướng, chênh lệch ẩm giữa các lớp bên trong và bề mặt càng lớn thì co ngót càng lớn, gây ra ứng xuất càng lớn.đến một giai đoạn nào đó ứng xuất sẽ phá vỡ kết cấu hình học của bán thành phẩm, để khắc phục hiện tượng này, ta phải hạn chế việc thoát ẩm quá nhanh của các lớp mặt ở giai đoạn 1 của quá trình sấy.
- Khi sấy lưu ý: làm cho bán thành phẩm được sấy đều mọi phía, độ co còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm của phối liệu.
5 – Các phương pháp sấy
a – Phương pháp sấy tự nhiên
Phơi bán thành phẩm ở trong nhà sân cáng, nhà giàn....Phương pháp này có nhược điểm phụ thuộc vào thiên nhiên như sau: độ ẩm môi trường, nhiệt độ môi trường độ thoáng khí, phương pháp này kéo dài từ 5-20 ngày, tốn mặt bằng lao động, khó cơ giới hoá. Mục đích là khắc phục của sấy tự nhiên tăng năng suất lao động coi trọng quá trình sấy để tránh nứt nổ sản phẩm của giai đoạn 1.
b – Sấy gạch trong lò nung Tuynel
Dòng khí chuyển động ngược chiều với bán thành phẩm, tác nhân sấy hay còn gọi là khí nóng ẩm, để sấy bán thành phẩm từ cuối zôn làm nguội của lò nung chích từ miệng quạt hút khí thải và trích van ống khói đưa sang gọi là khí nóng ẩm. Không khí khô có nhiệt độ từ 250-3000C và bổ xung một lượng nhiệt của bầu đốt phụ của lò sấy khí nóng ẩm có nhiệt độ từ 50-700C, người ta hoà trộn khí với tỷ lệ 3:1 (3 không khí khô: 1 không khí ẩm), tuỳ theo độ ẩm bán thành phẩm ban đầu mà ta pha trộn tỷ lệ khí cho hợp lý đạt hiệu quả sấy cao.
6 – Cấu tạo của hầm sấy kiểu mới
1. Tường lò xây bằng 3 lớp cách nhiệt ở giữa để giữ nhiệt, tránh nhiệt toả ra ngoài.
2. Nóc lò gồm có 2 buồng hỗn hợp khí khô và hỗn hợp khí nóng ẩm.
3. Quạt hút khí thải hầm sấy có Q = 40.000-50.000m3/h, và van điều chỉnh khí thải.
4. Đường kênh dẫn không khí khô và đường kênh dẫn không khí.
5. Van nách quạt hút tác dụng kéo dòng khí xuống chân goòng.
6.Van xả nhiệt có 5 cặp van xả nóc khối xếp và xả ngang. Chân khối xếp van 1 xả khí khô van 2,3,4,5 xả khí khô ẩm.
7. Cửa đầu vào có tời nâng cửa bằng hệ thống cáp do động cơ tời kéo
8. Cửa đầu ra có tác dụng mở cửa khi kéo goòng ra đóng lại ngăn không khí bên ngoài lọt vào lò sấy.
9. Kích thuỷ lực có lực đẩy goòng bán thành phẩm vào lò sấy.
10. Hai đường dây thép P chữ I 42-48
11. Goòng sấy cũng như goòng nung, khung bằng thép xây gạch chịu lửa và mặt bê tông hoặc tấm gạch chịu lửa cỡ lớn.
12. Máng chứa cát: Để chứa cát và ngăn khí qua vanh cát goòng nung.
13. Tời kéo goòng ra khi goòng đã được sấy khô
14. Quạt thu hồi khí khô. Có Q = 20.000-30.000m3/h
15. Bầu đốt phụ bổ xung nhiệt cho khí sấy khi cần thiết gồm có kênh dẫn khí nhiệt vào buồng hỗn hợp khí khô. Ghi bầu quạt đẩy.
7. Cách vận hành lò sấy Tuynel
- Cho điền đầy các goòng gạch mộc vào lò và bán thành phẩm có độ ẩm w = 10-14% và phân bổ các vùng thích hợp trên goòng sấy. Sau khi kiểm tra các thiết bị của lò như van cát, đường ray, kích thuỷ lực quạt hút tời nâng cửa đầu vào và ra...nếu thấy an toàn thì cho lò vào hoạt động.
- Đóng kín cửa đầu vào và đầu ra, bịt cửa goòng đầu vào.
- Cho quạt hút khí thải hoạt động, mở van nách quạt hút khí thải (mở từ van 8-van 6).
- Mở van xả khí nóng ẩm vào lò từ 8-12h
- Mở van xả khí nóng khô vào trộn khí nóng ẩm xả vào lò theo tỷ lệ 3/1 (3 khí khô/1 khí ẩm). Có thể thay thế chút ít, nếu không có thiết bị đo lưu lượng thì ta xác định bằng kinh nghiệm.
- Theo dõi chế độ nhiệt ghi trên can báo nhiệt độ, tuỳ theo độ chính xác can mà chỉ số cụ thể theo dõi nhiệt độ nào thích hợp.
- Nếu độ ẩm đầu vào của gạch bằng 10-14% thì nhiệt độ nằm trong khoảng 200-2200C can 1, không khí nóng khô 230-2500C can 2 can 3 báo nhiệt độ từ 70-900C can từ 40-500C thì độ ẩm khí thải tương ứng.
Ví dụ: C1 200-2300C w = 5,5-5,8%
C2 230-2500C w = 1,6-1,8%
C3 70-900C w = 20-22%
C4 40-500C w = 24-26%
Nếu độ ẩm bán thành phẩm 10-12%
C1 200-2300C w = 3,8-4%
C2 230-2500C w = 1,4-1,6%
C3 70-900C w = 18-20%
C4 40-500C w = 20-22%
` Nếu độ ẩm đầu vào của bán thành phẩm 8-12% thì nhiệt độ khí sấy hoà trộn nằm trong khoảng 180-2200C. Khí nóng thu hồi 220-2500C độ ẩm tương đối 12-16% thì các van điều tiết như sau:
- Van 1: Khí khô mở 100% để quá trình sấy triệt để
- Van 2: Khí nóng ẩm mở 70-100% nếu pha nhiều khí nóng khô.
- Van 3: Khí nóng ẩm mở 70%
- Van 4: Khí nóng ẩm mở 70%
- Van 5: Khí nóng ẩm mở 30-50%
Nếu trường hợp đầu vào của bán thành phẩm 12-15% thì nhiệt độ khí
trộn trong khoảng 200-2200C nhiệt độ khí thu hồi 230-2500C độ ẩm tương đối 8%.
- Van 1 mở 100% khí nóng khô
- Van 2 mở 100% khí nóng ẩm
- Van 3 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 4 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 5 mở 50% khí nóng ẩm
Nếu trường hợp đầu vào của bán thành phẩm 12-15% thì nhiệt hoà
trộn 180-2100C nhiệt độ khí thu hồi 230-2500C độ ẩm tương đối của khí 12-18%.
- Van 1 mở 100%
- Van 2 mở 70-100%
- Van 3 mở 50-70%
- Van 4 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 5 mở 50% khí nóng ẩm
* Chú ý: Có hai cách điều chỉnh van tuỳ theo độ ẩm của gạch mộc vào
lò mà người ta mở van theo kiểu dây diều hoặc mở van điều chỉnh lượng không khí nóng ẩm theo hình cánh cung. Trường hợp gạch vào lò có độ ẩm từ 14-16% hiện tượng ra lò gạch bị ẩm nhiều nổ bình phong, người ta mở van theo hình cánh cung, đưa thêm khi thải đầu vào khí hoà trộn tạo chế độ sấy dịu, ở giai đoạn 1 giảm nhiệt độ, khí sấy tăng độ ẩm của tác nhân sấy. Nếu gạch bị nổ bình phong, vách giảm khí thu hồi tăng khí thải cho phù hợp tăng van 5 giảm van 2.
* Trường hợp bán thành phẩm bị ẩm nhiều qua trong khối thì tăng khí thu hồi là khí khô và giảm khí thải, để tăng nhiệt độ khí nóng ẩm giảm độ ẩm cho tác nhân sấy cách mở van.
- Van 1 mở 100% khí nóng khô
- Van 2 mở 100& khí nóng ẩm
- Van 3 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 4 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 5 mở 30-50% khí nóng ẩm
* Trong trường hợp bán thành phẩm là gạch bị nổ bình phong vách
khối xếp thì pha thêm khí thải để cho nhiệt độ sấy giảm, độ ẩm sấy tăng để tạo chế độ sấy dịu ở giai đoạn 1 thì cách mở van như sau:
- Van 1 mở 100% khí nóng khô
- Van 2 mở 100% khí nóng ẩm
- Van 3 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 4 mở 70% khí nóng ẩm
- Van 5 mở 30-50% khí nóng ẩm
Lò sấy thu hồi nhiệt hoạt động cặp đôi với lò nung cần hết sức lưu ý
sao cho thu hồi được càng nhiều nhiệt của zôn làm nguội lò nung càng tốt.
Biện pháp:
- Hạn chế tối đa nhiệt tổn thất trên đường kênh dẫn nhiệt
- Điều tiết chế độ gió sao cho làm mát tối đa các goòng gạch chín
trước khi ra lò trên cơ sở điều tiết quạt làm mát hoặc mở cửa và điều tiết lưu lượng quạt hút cho thích hợp.
- Khi vào ra lò phải thao tác nhanh để giảm lượng không khí lạnh lọt vào lò.
CHƯƠNG II
Lý thuyết cơ bản về nung
1 – Khái niệm
- Nung là quá trình liên quan đến sự phân huỷ của vật liệu dưới tác dụng của nhiệt độ cao (nhiệt độ nóng chảy). Đồng thời là quá trình hoá học giữa các thành phần khoáng hoá trong vật liệu, giúp cho vật liệu tạo ra các thành phần khoáng hoá mới. Làm cho sản phẩm có độ cơ học cao và một số tính năng kỹ thuật tác dụng khác. Khi nung sản phẩm gốm thô, nguyên liệu đất sét, pha phân tử một số thành phần dễ nóng chảy như FeO MgO, Fe2O3, đã chuyển sang trạng thái nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ nào đó trong môi trường oxy hoá pha lỏng thuỷ tinh được hình thành (dù là một lượng nhỏ) đã liên kết những khoáng không bị nóng chảy, trong cấu trúc xương gốm khi làm nguội.
-Nhiệt độ nunglà nhiệt độ tại đó xảy ra quá trình kết khối của vật liệu.
- Kết khối là hoá đá của vật liệu tại nhiệt độ nung hay thay đổi khoáng hoá của vật liệu tạo thành vững chắc của vật liệu trên bề mặt.
Khoảng nung là hiệu số nhiệt độ hay gọi là (chênh lệch) từ khi xuất hiện giữa nhiệt độ nung tối đa xấp xỉ nhiệt độ nóng chảy với nhiệt độ xảy ra vấn đề kết khối. Khoảng nung 970-1020 = 500C.
2. Các giai đoạn nung
Sấy thêm từ nhiệt độ môi trường đến 2000C
Đốt nóng từ 700-8000C
Làm nguội từ 80-500C
a – Khi sấy thêm: sẽ làm cho bán thành phẩm khô kiệt nước làm dẻo nước hút ẩm làm cho sản phẩm nóng đều lên 2000C nước sẽ thoát ra nhanh ở nhiệt độ 80-1200C, cần lưu ý lượng gió phải đủ lớn để tránh ngưng tụ hơi nước.
b - Đốt nóng đến 8000C (lúc này có biến dạng đàn hồi)
Đầu tiên là nhờ khói lò sau đó là nhờ nhiệt độ toả ra của nhiên liệu khi cháy: ở 3000C thì tạp chất hữu cơ bắt đầu cháy đến 4500C thì kết thúc. Từ 500-6000C nước hoá học thoát mạnh tốc độ cháy của các chất tỷ lệ nghịch với chiều dày bán thành phẩm.
c – Nung nhiệt độ 900-10500C
- Sản phẩm vẫn có biến dạng đàn hồi (Mặt khác độ co nung diễn ra từ 750-8500C) lúc này trong vật liệu có sự phá vỡ mạng tinh thể của các khoáng sét và sự thay đổi mạnh của cấu trúc xương sản phẩm. Vì vậy tăng nhiệt độ phải hết sức cẩn thận.
- Lưu ý: trong nguyên liệu có chứa nhiều hợp chất kim loại kiềm và kiềm thổ sẽ dễ làm cho sản phẩm bị kém cường độ và tạo ra những pha nóng chảy (nóng chảy sớm) làm cho quá trình thiêu kết nhanh chóng cũng dễ làm cho sản phẩm kém cường độ và tạo ra phế phẩm.
- Để cho quá trình hoá lý xảy ra một cách triệt để, người ta phải lưu nhiệt ở nhiệt độ cao từ 3-4 giờ, tuỳ theo loại nguyên liệu mà giai đoạn lửa cao phải có 950-10500C.
d – Làm nguội
- Cần lưu ý nhiệt độ giảm xuống đến từ 500-5500C khônglấy nhiệt trong lòra tốc độ hạ nhiệt ở đây chỉ cần thực hiện < 300C/h để tránh nội ứng gây nứt sản phẩm. - Các vết nứt hầu hết xảy ra ở nhiệt độ 600-4000C do những biến đổi thù hình của thạch anh (ở 5730C) là chất nóng chảy ở trạng thái dẻo sang trạng thái rắn. - Giai đoạn cuối cho phép hạ nhiệt từ 120-1250C/h lượng không khí làm nguội trung bình 6500-7000kg/1000 viên QTC hệ số dư không khí 3,4-5 lần. 3 – Nung gạch trong lò Tuynel - Lò nung Tuynel là lò hoạt động liên tục, trong đó thành phẩm được xếp trên các goòng chuyển động theo chiều của lò. Lò tuynel vừa khắc phục được những nhược điểm của lò vòng mà còn cải thiện điều kiện làm việc của người thợ và nâng cao trình độ sản xuất. - Kênh chính lò được xây dựng gạch chỉ bên trong được lót gạch sa mốt (gạch chịu lửa). Trên nóc được uốn bằng gạch chịu lửa và các tấm bê tông lắp theo kiểu panel. - Chiều dài kênh làm việc phụ thuộc vào kích thước sản phẩm, tuỳ theo quy mô sản xuất nó có chiều dài từ 48-160m, chiều rộng từ 1,4-1,5m, chiều cao từ đỉnh ray sang đinh vòm lò từ 1,2-2,5m. Mặt cắt ngang kênh lò s = 2,9-9m. Năng suất lò đạt 48 triệu viên/năm. - Lò Tuynel có hệ thống dãn khí đốt và không khí dưới kênh lò có mặt cắt: vuông, chữ nhật, hoặc tròn...ở lò nung tuynel dùng nguyên liệu rắn ở trên xe goòng nung, khối xếp phải tạo độ thoáng (lỗ tra than) để than rơi xuống chân cầu và giữa khối xếp (cao than), khối xếp tạo thoáng cao than hoặc thoáng kiểu đuvanốp. Đáy lò được làm một hệ thống kênh gọi là kênh kiểm tra. Rộng từ 0,9-1m. Cao từ 1,8-2m. Dài từ 20-50m. - Để làm kín lò dùng hệ thống máng chứa cát chạy dọc theo vách trong của lò và cao hơn đỉnh ray từ 20cm (máng chứa cát vàng kích thước hạt từ 3-5mm. * Cấu tạo các thiết bị được chia làm 2 loại: - Thuỷ lực và cơ học chúng hoạt động theo nguyên tắc của chu kỳ vừa liên tục. - Để hút khí thải ra khỏi lò, lấy không khí từ zôn làm nguội cấp cho zôn nung đồng thời để tuần hoàn khí thải, và tạo rèn không khí, người ta quạt trung cao áp. 4 – Một số tác dụng cơ bản của hệ thống van, cửa điều tiết trong công nghệ nung đốt. a – Van quạt hút - Thường đặt ở miệng hút của quạt, có tác dụng điều tiết lưu lượng gió khi quạt làm việc. b – Van điều tiết quạt đối lưu - Tác dụng là để hoà thêm khí ngoài trời điều tiết nhiệt độ vùng sấy và vùng đốt nóng. c – Van nách quạt hút - Có tác dụng điều tiết lưu lượng gió xuống phía mặt goòng hạn chế nhiệt chạy mất dưới chân cầu goòng nung ở zộn nung có tác dụng điều khiển cho lửa đi cân lò. Mở theo thứ tự 1-5, đóng thì ngược lại. d – Van xả nhiệt - Nằm ở zôn làm nguội, chúng có tác dụng xả nhiệt ra khỏi lò và điều tiết nhiệt độ, không khí vào zôn nung hoặc cấp nhiệt sang sấy, các van này mở từ tối đa đến tối thiểu hoặc mở hết từ 5-1 đóng thì ngược lại e – Van quạt mát (cửa hậu) - Dùng điều tiết lượng không khí làm mát, làm sạch sản phẩm và cấp khi cho zôn nung. g – Lỗ thăm lửa - Nằm ở trên mặt zôn nung và chạy dọc hai bên thành lò có tác dụng nhìn lửa để điều tiết nhiệt. f – Các lỗ cho than - Nằm ở trên mặt zôn nung có tác dụng cho than xuống điều tiết nhiệt làm chín sản phẩm ngoài lò còn có cửa, tời cửa, xe phà, tời goòng và các hệ thống ánh sáng để phục vụ cho sản xuất. Chương III Một số sự cố thường gặp trong quá trình nung đốt gạch ngói trong lò Tuynel 1 – Hiện tượng gạch nổ không theo vung a) Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân chính - Lượng ẩm quá giới hạn mà quá trình sấy bổ trợ không đảm bảo được vào lò càng nhanh thì độ ẩm càng phải giảm. - Chế độ nhiệt vùng sấy không thích hợp về tốc độ nâng nhiệt. Nhiệt độ thực > 2000C
b) Biện pháp khắc phục
- Cho gạch vào lò có w<6% thích hợp với tốc độ vào lò
- Điều chỉnh hướng gió quạt hút sao cho lửa zôn nung đi vừa phải (vào được một goòng thì ngọn lửa tiến được một goòng).
- Điều tiết không khí ngoài trời hoà trộn ở mức độ thích hợp đảm bảo trị số nhiệt độ trên đồng hồ nằm trong khoảng cho phép.
- Nếu quạt đối lưu không điều hoà được nhiệt độ thì cho lò đốt ở chế độ xông 1-3 hàng lỗ tra than ở cuối zôn nung.
2 – Hiện tượng lửa vùng nung tràn lên vùng sấy đốt nóng
a - Nguyên nhân
- Tốc độ vào lò quá chậm
- Lưu lượng quạt hút quá lớn so với tốc độ lò
- Đầu ra cho quá nhiều không khí vào zôn nung
- Tra than quá nhiều không khí vào zôn nung khi mồi than
b - Biện pháp khắc phục
- Tìm cách tăng tốc vào lò cho hợp lí, khi cần thiết có thể vào 2 goòng cùng một lúc (nhưng gạch ở phần lưu phải chín).
- Giảm bớt lưu lượng quạt hút. Trường hợp không có goòng để vào lò nhanh quá phải giảm quạt hút tới xông từ 5-10 hàng lỗ tra than. Nếu không được thì tạm dừng quạt hút (dùng biện pháp ủ lò).
Giảm lưu lượng quạt hút ở phía đầu lò bằng cách đóng cửa lại, giảm bớt lưu lượng quạt làm mát.
- Tạm thời không cho than ở đầu zôn nung nữa.
- Các biện pháp trên đều không có hiệu quả thì sửa lại khối xếp để thích hợp với tốc độ vào lò (bằng cách tăng trở lực) giảm thoáng toàn phần của gạch trong khối xếp (xếp cản ở cọc 2,5; 8)
3 – Hiện tượng lửa vùng nung tụt về vùng làm nguội
a - Nguyên nhân
- Tốc độ vào lò quá nhanh
- Lưu lượng quạt hút không tăng được
- Cửa sau đóng hoặc hệ thống quạt hút không khí thiếu gió.
b - Biện pháp khắc phục
- Giảm bớt tốc độ vào lò
- Tăng lưu lượng quạt hút bằng cách tăng lưu lượng hút về phía zôn nung, giảm van điều hoà của các quạt đối lưu đóng xuống hoàn toàn.
- Kéo trống 1-2 goòng ở đầu ra cửa lò, để giảm bớt lực cho kênh lò (thổi quạt vào đuôi lò).
- Kiểm tra và làm kín khe amiăng, van cát, nếu có thể được.
- Các biện pháp trên nếu hiệu quả thấp thì thay đổi khối xếp, tạo thoáng thích hợp với tốc độ vào lò, tụt hậu nhiều sẽ làm hỏng lò.
4 – Hiện tượng nổ gạch trên mặt khối xếp
a – Nguyên nhân
- Có hiện tượng bị ngưng tụ hơi nước ở vùng sấy và đốt nóng.
b – Khắc phục
- Tăng lưu lượng: Tăng lưu lượng quạt hút (tăng tốc độ chất tải nhiệt) để tải hơi nước.
5 – Hiện tượng sản phẩm bị non ở chân khối xếp
a – Nguyên nhân
- Mất và kém nhiệt ở cầu khối xếp.
- Áp suất vùng nung chưa hợp lý
b – Khắc phục
- Kiểm tra làm kín van amiăng, van cát, đặc biệt là khe giao tiếp giữa 2 goòng.
- Kiểm tra khối xếp xem có đảm bảo than rơi xuống chân cầu không, nếu không phải tạo thoáng cho thích hợp để tạo điều kiện để than rơi xuống chân cầu.
- Tăng áp suất vùng nung trước hết phải giảm không khí ở đầu vào, sau đó nếu không được sẽ dùng biện pháp khác như tăng quạt hút.
6 – Hiện tượng khối xếp sau khi ra lò gạch bên trong chín nhiều hơn bên ngoài. (Thậm chí bên ngoài non)
A: Chín đến mức quá nhiệt
B: Đại đa số non quá
a – Nguyên nhân
- Khối xếp tạo thoáng chưa hợp lý. Vùng chín quá nhiệt do ít thoáng, nhiệt độ tụ lại vùng non quá. Lửa có hiện tượng bị lướt (mất nhiệt) hoặc giống như thiếu than thiếu nhiệt.
- Thợ đốt lò chăm than không đúng (lười) nên 2 bên vách bị non
- Các van cát bị hở nhiều quá làm cho lò bị mất nhiệt ở chân cầu vừa bị giảm áp suất, đặc biệt là vùng nung.
b – Biện pháp khắc phục
- Tăng cường thoáng ở vùng chín quá nhiệt trong khối xếp.
- Khắc phục khâu chăm than của thợ đốt
- Trả lại áp suất bình thường cho lò, đặc biệt là vùng nung bằng cách: trước hết làm kín các van cát, nếu không được thì giảm lưu lượng gió vào lò ở phía đầu ra, đồng thời tăng lưu lượng quạt nếu thấy cần thiết.
- Trường hợp nếu điều tiết gió vào lò bằng cửa đầu ra, phải hạn chế tối đa không khí lọt vào kênh hầm lò qua gầm goòng phía cửa hậu.
7 – Sản phẩm bị già (quá nhiệt) phía dưới khối xếp
a – Nguyên nhân
- Lưu lượng gió quạt hút và lượng không khí lưu chuyển chung trong lò thích hợp, hiện tượng trên xảy ra do áp suất nén xuống chân quá lớn. Để phát hiện ra hiện tượng này, người ta nhìn lửa dưới chân cầu chạy trước (Sáng hơn phía trên).
b- Biện pháp khắc phục:
- Giảm áp suất nhưng không giảm lưu lượng quạt hút, bằng cách hạn chế lưu lượng gió qua van nách quạt hút (hạn chế cả 2 bên).
- Nếu biện pháp 1 không hiệu quả thì tăng độ thoáng phía trên chân cầu (thay đổi độ thoáng khối xếp).
8 – Hiện tượng lò tạm dừng hoạt động do quạt hút hỏng hoặc mất điện, hỏng kích lâu hoặc thiếu gạch vào lò.
a – Nguyên nhân: như tiêu đề
b – Biện pháp khắc phục
- ủ lò
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống lò, đóng kín các cửa đầu vào và đầu ra, cửa hầm lò.
- Đóng kín các van xả vùng làm nguội.
- Mở hết van gió của quạt hút, cửa hào không khí của quạt đối lưu.
- Tổ chức tra than cám ở vùng nung 30 phút/lần, nếu sau 1-1,5h lò vẫn chưa hoạt động thì cho than bánh khô xuống các khe giao tiếp giữa hai goòng tính từ cuối zôn nung trở lên.
* Chú ý:
- Khi tra than phải thao tác nhanh tránh làm mất nhiệt.
- Lúc này xông mạnh khi mở lắp các lỗ tra than, khói mang theo nhiệt lớn sẽ bốc lên mạnh cho nên ta phải chọn hướng đứng. Tránh nhiệt táp vào mặt gây mất an toàn lao động.
9 – Xử lý lò nung Tuynel sau khi ngừng hoạt động chưa tắt.
a – Mục đích
- Làm cho lò ổn định nhanh mà không có hại cho thiết bị, sản phẩm và tốn kém vật tư năng lượng không cần thiết.
b – Thứ tự thao tác
- Cho chạy quạt hút làm việc tối đa 15 phút, sau đó trả lại chế độ bình thường.
- Mở cửa cấp không khí ở đuôi lò (mức độ thấp)
- Các van xả nhiệt tạm thời vẫn đóng, dùng tay vần quạt đối lưu, nếu quạt quay được (hoặc chạm nhẹ cánh vào vỏ) thì cho quạt đó chạy cửa hào nhiệt vẫn mở hết.
- Khi thấy nhiệt trong vùng nung giảm thấp do ngừng lò quá lâu thì yêu cầu kiểm tra độ lún có thể vào liền 2 goòng một lúc, sau đó dùng củi hoặc nâng nhanh nhiệt độ ở cuối zôn nung, thường là 3 hàng chân 28, 24, 20.
* Lưu ý
- Quan sát không để quá nhiệt độ do nóng vội, gây hỏng gạch và lãng phí nhiên liệu không cần thiết.
- Thời gian ổn định lại lò tuỳ thuộc vào thời gian ngừng lò, trình độ tay nghề của công nhân và loại nguyên liệu.
+ Ghi chú: ổn định lò tức là tại các zôn nhiệt áp suất lò nung trở lại bình thường chứ không phải tại vùng nung.
10 – Hiện tượng quá nhiệt
a – Nguyên nhân
- Nếu ở các zôn nung quá nhiệt là do cấp thừa nhiên liệu
- Nếu ở vùng zôn sấy đốt nóng là do chế độ gió không thích hợp với tốc độ vào lò hoặc tốc độ gió quá lớn hoặc điều tiết van điều hoà khí các quạt đối lưu chưa thích hợp hoặc do ngừng quá lâu.
- Nếu ở zôn làm nguôi quá nhiệt là do gió hoặc thoáng quá ít không thích hợp với tốc độ vào lò.
b – Biện pháp khắc phục
- Cấp nhiên liệu đúng quy định kiểm tra than tại khu mồi, khu nâng, khu lưu nhiệt, phải hài hoà và đều đặn, kết hợp theo dõi đồng hồ nhiệt và áp suất, màu sắc ngọn lửa.
- Nếu ở zôn sấy: tổ chức kiểm tra và đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thuỷ ngân, kiểm tra van gió quạt hút. Khi giảm quạt thấy áp suất giảm (nếu quá mức) thì không giảm lưu lượng quạt hút mà giảm cấp gió cuối lò.
- Trường hợp do van quạt đối lưu chưa thích hợp (mở ít hoặc chưa hết) thì điều chỉnh bằng cách mở thêm cho không khí vào nhiều hơn.
- Nếu quá nhiệt ở zôn nung ta tăng cường xả nhiệt ở cuối lò bằng cách cho hoạt động tối đa việc thu hồi nhiệt ở vùng làm nguội. Làm không khí vào zôn nung giảm, khi cần thiết phải mở cửa đầu vào để giảm tối đa lượng gió hút về phía zôn nung (mở các lắp lỗ tra than, nhiệt sẽ xả ra qua các lỗ đó). Thông thường 1 lần xả từ 10-15 phút nếu thấy cần xả làm nhiều lần trong 1 chu kì.
11 – Hiện tượng vào lò quá chậm do không có gạch khô
- Phải cho lò hoạt động ở tốc độ thấp bằng cách giảm lưu lượng quạt hút chính, các lỗ tra than ở cuối zôn nung làm việc ở chế độ xông lò. Khi cần thiết cho dừng quạt hút coi như sự cố mất điện, hỏng quạt.
- Khi gạch vào lò ta tiếp tục xử lý như ở mục 9.
12 – Hiện tượng phải dừng hoạt động của lò do hỏng goòng kẹt gạch trong lò.
a – Nguyên nhân
- Do sử dụng lâu ngày (sắt thép của ray, xe goòng, van cát nát do công tác bảo quản, kiểm tra sửa chữa định kì hoạt động không tốt).
b – Biện pháp khắc phục
- Tìm mọi cách giải quyết ngay, trước hết phải là công tác kiểm tra thường xuyên của thợ đốt lò đối với các vấn đề xảy ra trong lò có nêu ở phần trên.
- Khi có hiện tượng không bình thường của máy móc thiết bị (nếu không làm được) thì phản ánh ngay cho người có trách nhiệm để xử lý.
* Lưu ý: Nếu không có khả năng thông lò, thông thường được thì nhất thiết không được tiếp tục vào lò, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
13 – Hiện tượng lửa cháy lướt trên bề mặt khối xếp
a – Nguyên nhân
- Kênh giao tiếp giữa vòm lò và đỉnh khối xếp quá lớn, trong khối xếp điều chỉnh độ thoáng chưa thích hợp, chưa tạo xu thế ép mạnh dòng nhiệt xuống phía dưới.
- Van nách quạt hút điều tiết chưa hợp lý
b – Cách khắc phục
- Hạn chế tối đa khe hở giữa goòng và vòm lò, tăng mật độ trên bề mặt khối xếp (nóc khối xếp).
- Hạn chế độ thoáng phía trên khối xếp, tăng độ thoáng phía dưới khối xếp.
- Tăng lưu lượng gió qua van nách quạt hút, nếu còn có thể tăng được.
14 – Lửa chân cầu chạy nhanh hơn lửa mặt (hơn nhiều khối xếp)
a – Nguyên nhân
Ngược với sự cố số 13
b – Biện pháp ngược với sự cố gạch đầu dòng 2,3 của sự cố số 13
15 – Hiện tượng gạch nứt âm, rạn nhiều trên bề mặt
a – Nguyên nhân
- Chế độ làm nguội không đảm bảo do gặp khí lạnh đột ngột ở giai đoạn hơn 5000C – Nhiệt độ nung (đặc biệt là sản phẩm có nhiệt độ = 5730C)
- Thao tác xả không đúng thứ tự làm cho khí lạnh vào lò tại zôn nung (xả mát) mở lắp lỗ tra than rồi mới mở cửa đầu vào, sau đó đóng cửa đầu vào, rồi mới đậy lỗ tra than.
- Khi vùng nung dịch chuyển đã tràn vào vùng sâý và đốt nóng điều tiết hạ nhiệt độ vùng sấy bằng cách mở lỗ tra than.
b – Biện pháp khắc phục
- Hạn chế tối đa dòng khí lọt vào zôn nung bằng cách kiểm tra độ lún và tra than nhanh và thật cần thiết mới mở ra.
Thực hiện thao tác xả nhiệt (nếu bị quá nhiệt ở zôn nung) kết hợp hài hoà mở cửa đầu vào đến mở lỗ tra than và đóng cửa đẩu vào nhịp nhàng ăn khớp. Không để cho zôn nung tràn lên sấy đốt nóng.
16 – Hiện tượng nung lửa 2 bên vách đi lệch nhau
a – Nguyên nhân
- áp lực hút tạo ra 2 bên zôn nung không đều nhau không đi theo mặt cắt ngang cửa lò.
b – Biện pháp
Điều chỉnh mở các van nách quạt hút theo 1 trong 2 cách nào có lợi ta làm.
- Mở thêm cửa van nách phía ngọn lửa đi nhanh và giữ nguyên bên kia.
- Đóng cửa giảm van nách phía bên lửa đi nhanh và giữ nguyên bên kia.
- Kiểm tra xem có lọt khí do van cát, khi amiăng giữa 2 goòng nối tiếp do hiện tượng nào thì khắc phục hiện tượng đó.
17 – Hiện tượng vùng nung bị tách làm đôi
a – Nguyên nhân
- Do lò đã có sự cố (không có gạch vào lò, hỏng kích lâu mà không ưu tiên nung).
- Khi sử dụng cả quạt thu hồi cả quạt hút số thấp (tràn tiền tụt hậu)
- Chủ yếu là do thợ đốt lò xử lý không theo ưu tiên.
b – Khắc phục
- Ưu tiên lò nung, ngừng lò sấy lại.
- Tắt quạt thu hồi.
- Xử lý zôn nung tràn lên sấy trước đồng thời chăm nhiệt tại vùng nung, kết hợp kiểm tra độ lún.
- Nếu không tràn tiền chỉ có tụt hậu thì xử lý tắt quạt thu hồi, mồi than để 2 vùng nung nối lại.
Hiện tại, trong quá trình sản xuất gạch nung tuynel tại nhiều nơi trong đó có Việt Nam đã và đang ứng dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất gạch nung như: Xử lý nguyên liệu, đùn ép thành hình, hay bốc xếp lên xe gòng: Bằng việc áp dụng công nghệ này đã mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho chủ đầu tư như:
Tiết kiệm đến 90% nhân công
Tăng 250% sản lượng sản xuất
Giảm thời gian xử lý nguyên liệu, tiết kiệm diện tích kho bãi, chứa và bãi thành phẩm
Tối ưu hóa chất lượng viên gạch, việc gạch có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, bên đẹp, có cường độ cao trong khi đó lại nhẹ hơn các loại vật liệu xây dựng khác
Giảm 80% tỉ lệ sai hỏng đổ vỡ trong quá trình sản xuất
Tiết kiệm than, nhiêu liệu trong quá trình đốt
Thân thiện với môi trường và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động và sẽ gắn bó lâu dài hơn với công việc
Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, quay vòng vốn nhanh
Trên đây là 1 vài trong rất nhiều lợi ích từ việc đầu tư và xây dựng nhà máy gạch nung Tuynel theo công nghệ tự động mới đã hoàn toàn hài lòng với những gì chúng tôi đã làm:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét